Một năm đầy khó khăn
Theo IATA, tổng mức thua lỗ của toàn ngành hàng không trên toàn thế giới năm 2009 là 11 tỉ USD và dự báo sẽ tiếp tục thua lỗ 5,6 tỉ USD trong năm 2010. Làn sóng suy thoái kinh tế toàn cầu, giá nhiên liệu tăng vọt và dịch cúm H1N1 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành hàng không, nhu cầu đi lại bằng hàng không sụt giảm, chi phí đầu vào tăng cao… Bên cạnh những tác động chung thì ngành hàng không Việt Nam còn chịu nhiều khó khăn khác. Chúng ta đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực lành nghề chuyên sâu về máy bay nên phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố nước ngoài. Hiện nay, Vietnam Airlines (VNA) phải sử dụng 30% phi công nước ngoài, vẫn phải thuê máy bay từ nước ngoài, giá thuê máy bay chiếm từ 37% - 41% giá thành, hơn 80 dịch vụ bảo dưỡng phải mua của nước ngoài.

Các hãng hàng không Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2009
Trong năm 2009, do nhiều yếu tố tác động, thị trường vận tải hàng không Việt Nam chỉ đạt gần 8% với khoảng 17,3 triệu khách chuyên chở. Mặc dù khách nội địa tăng nhưng lượng khách quốc tế chỉ đạt 8,7 triệu lượt khách. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn tới các hãng hàng không trong nước.
Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là hãng hàng không tư nhân Indochina Airlines (ICA). Tuy hơn nửa năm đầu hoạt động có nhiều triển vọng nhưng nửa năm sau cho đến nay thì ngập trong nợ nần. Tháng 11/2009, hãng đã phải trả chiếc máy bay duy nhất Boeing 737-800 và ngừng bay cho đến nay. Nguyên nhân theo như đánh giá của các chuyên gia thì do hãng bắt đầu hoạt động không đúng thời điểm, thiếu đi yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa.
Jetstar Pacific Airlines (JPA) cũng không khá hơn khi gặp nhiều trở ngại. Là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam nhưng JPA lại gặp nhiều vấn đề rắc rối trong việc sử dụng thương hiệu, rồi bị nhân viên tố cáo máy bay không an toàn khiến cho nhiều chuyến bị trễ, hủy bỏ, mất lòng tin ở khách hàng,… nên khó khăn càng thêm chồng chất.
Tiềm lực lớn hơn hẳn JPA, ICA, nhưng VNA cũng gặp nhiều khó khăn khi lượng khách quốc tế sụt giảm tới 5,5%, làm giảm đi nguồn thu chủ yếu của hãng.
Những điểm khởi sắc
Tuy năm 2009 là một năm đầy biến động nhưng thị trường hàng không Việt Nam vẫn có những động thái khá tích cực.
Trong khi hàng không thế giới liên tục xảy ra tai nạn thì các hãng hàng không Việt Nam đều vận chuyển khách an toàn, chỉ có một số trục trặc kỹ thuật nhưng nhanh chóng được phát hiện và khắc phục nên không có thiệt hại về người.
Trong năm 2009, cơ sở hạ tầng được sửa chữa, nâng cấp, đưa vào sử dụng nhiều nhà ga quốc tế mới. Nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Cần Thơ được xây dựng theo tiêu chuẩn phục vụ hành khách loại C của IATA có 2 cao trình với tổng diện tích sàn 20.750 m2, đáp ứng công suất 2 triệu hành khách/năm. Tiếp đó, sân bay Liên Khương với diện tích sàn 12.400m¬2, gồm 1 trệt, 1lầu, tổng giá trị 280 tỷ đồng, nhà ga mới sẽ đáp ứng vận chuyển 1,5-2 triệu hành khách/năm, khai thác các loại máy bay hàng không dân dụng tầm trung như B767, A320, A321; với kiến trúc mang biểu tượng đóa hoa dã quỳ đã và đang khoe sắc trên bầu trời Đà Lạt hứa hẹn là cầu nối giữa Tây Nguyên với các vùng miền đất nước, khu vực và thế giới.
Liên Khương là một trong những cảng hàng không quốc tế mới của Việt Nam trong năm 2009
Bằng việc đưa vào sử dụng nhà ga hàng không mới, hiện đại, quy mô bậc nhất miền Trung, sân bay Cam Ranh cũng đã chính thức trở thành cảng hàng không quốc tế thứ 3 của khu vực này.
Trong tương lai, Việt Nam sẽ có 10 cảng hàng không quốc tế mới theo quyết định điều chỉnh quy hoạch một số cảng hàng không trên cả nước của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể là: Cát Bi (Hải Phòng), Chu Lai (Quảng Nam), Cam Ranh (Khánh Hòa), Phú Bài (Huế), Cần Thơ, Phú Quốc và Long Thành.
Hệ thống đài trạm, cung cấp dịch vụ không lưu, quản lý bay từng bước được hoàn thiện. Đặc biệt, trong tháng 6/2009, Tổng Công ty bảo đảm hoạt động bay Việt Nam đã được trao giải thưởng Eagle Awards (giải Đại Bàng) của Hiệp hội Vận tải Hàng không Dân dụng Thế giới (IATA). Đây là giải thưởng dành để tôn vinh các nhà cung cấp dịch vụ dẫn đường hàng không và các sân bay có thành tích nổi bật đóng góp vào sự phát triển của ngành hàng không khu vực và thế giới. Giải thưởng này đã làm tăng thêm uy tín cho ngành cung cấp dịch vụ hàng không của Việt Nam đối với các hãng hàng không quốc tế.
Để có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực thì công tác đào tạo, tuyển dụng luôn được ưu tiên hàng đầu. Hàng năm, Học viện Hàng không Việt Nam đã đào tạo một nguồn nhân lực đủ đức, tài cung cấp cho các hãng hàng không. Với hơn 1000 sinh viên cả ba hệ đại học, cao đẳng và cả trung cấp nghề được cấp bằng và chứng chỉ hành nghề mỗi năm, học viện là nguồn cung cấp chủ yếu nguồn nhân lực cho ngành hàng không trên tất cả lĩnh vực như kĩ thuật điện tử viễn thông hàng không, quản lý hoạt động bay, phục vụ hành khách, an ninh hàng không…Ngoài ra, học viện còn đào tạo tiếp viên theo yêu cầu của các hãng hàng không trong nước.
Bên cạnh đó, hợp tác hàng không giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, đặc biệt là ASEAN có nhiều điểm khởi sắc trong năm 2009. Hội nghị quan chức cao cấp giao thông vận tải các nước ASEAN lần thứ 28 (STOM 28), tháng 12/2009, đã đi đến một thỏa thuận sẵn sàng ký hiệp định đa biên ASEAN về tự do hóa hoàn toàn vận tải hành khách bằng hàng không, Nghị định thư thực hiện gói cam kết thứ 6 về Dịch vụ vận tải hàng không, Hiệp định về thị trường hàng không chung.
Năm 2009, cũng ghi nhận sự thành công của hãng hàng không quốc gia VNA trong bối cảnh khủng hoảng. VNA đã đạt đón hơn 9 triệu lượt khách, trong đó 6,16 triệu lượt khách nội địa (tăng 16% so với năm 2008), vận chuyển quốc tế đạt 3,14 triệu khách. Tổng doanh thu xấp xỉ 23.740 tỷ đồng, đạt gần 120% so với kế hoạch, trong đó lợi nhuận trước thuế ước đạt 150 tỷ đồng. Tuy gặp khó khăn nhưng VNA cũng đã tăng cường mua và thuê thêm máy bay bổ sung vào đội bay nhằm tăng chuyến, mở thêm đường bay mới để phục vụ dịp cao điểm tết Nguyên Đán 2010.
Những triển vọng mới
Theo như dự báo của các chuyên gia, năm 2010 là năm bản lề cho các hãng hàng không phát triển, đặc biệt VNA sẽ có những bước đi đột phá.
Hiện VNA có 58 máy bay thuộc nhiều chủng loại ( trong đó có 34 chiếc Airbus và 10 chiếc Boeing 777). Trong năm 2010, hãng sẽ mua và thuê thêm 16 máy bay để khai thác đội bay lên tới 70 chiếc, đặt chỉ tiêu vận chuyển 11 triệu lượt khách trong nội địa và quốc tế. Dự kiến 2015, VNA sẽ khai thác 104 máy bay và tăng lên 150 máy bay vào năm 2020. Với tiềm lực kinh tế vững mạnh, ổn định, số lượng đường bay đang khai thác nhiều, tần suất chuyến bay cao, chất lượng máy bay và dịch vụ cung cấp tốt, VNA hứa hẹn sẽ nhanh chóng hồi phục và từng bước trở thành hãng hàng không hàng đầu khu vực. Vị thế, uy tín của VNA càng được nâng cao, khẳng định khi gia nhập Liên minh toàn cầu Skyteam trong năm 2010.
Trong năm 2010, Vietnam Airlines hứa hẹn sẽ đem lại nhiều đột phá cho ngành hàng không Việt Nam
Về phía JPA, hiện hãng này chỉ có 6 chiếc máy bay nhưng theo thông báo mới nhất thì JPA đã thuê thêm một chiếc Airbus A320 để dự phòng cho dịp cao điểm Tết Canh Dần. Theo dự kiến thì tuần đầu tháng 1/2010 lịch bay của JPA sẽ ổn định trở lại khi chiếc máy cuối cùng bảo dưỡng tại Singapore về Việt nam. Lúc đó, hãng sẽ khai thác đội bay 7 chiếc gồm 5 Boeing 737- 400 và 2 Airbus 320.
Sau nhiều lẫn lỗi hẹn cất cánh, 6/1/2010, ICA đã được Cục Hàng không Việt Nam cấp lại lịch bay cho hãng. Trong những ngày tới, hãng sẽ phải khẩn trương tiến hành rất nhiều công việc để chuẩn bị như cam kết bổ sung thêm vốn, xử lý công nợ và thương lượng với nhà cung cấp dịch vụ bay. Hiện tại, các cổ đông đã rót thêm vốn 400 tỷ đồng đáp ứng điều kiện khả năng tài chính. Theo kế hoạch, hãng này sẽ khôi phục các chuyến bay từ ngày 20/1, gần một tháng trước Tết Nguyên đán với tần suất 5 chuyến/ngày giữa HN- TPHCM, một chuyến cho chặng bay TPHCM- Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, hai hãng VietJet Air và Mekong Air cũng đã được cấp phép bay. Mekong Air đã có thông báo sẽ bay chuyến thương mại đầu tiên vào cuối tháng 5/2010.
Đó là những tin hiệu vui cho ngành hàng không Việt Nam. Trong tương lai ngành hàng không Việt Nam sẽ có nhiều hãng hàng không với những dịch vụ hiện đại, phong phú để cho hành khách lựa chọn.
Huyền Trang
Trả lờiXóavé máy bay eva air
book vé máy bay đi mỹ
korean air ho chi minh
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu tiền
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich