Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2009

Vietnam Airlines chăm lo thị trường nội địa

Vietnam Airlines chăm lo thị trường nội địa Thứ bảy, 05/09/2009 8:35 AM Mặc dù thị truờng quốc tế giảm mạnh nhưng 6 tháng đầu năm nay thị trường hàng không nội địa (HKNĐ) vẫn tăng khá ấn tượng: 14,9%.

Chăm lo thị trường hàng không nội địa6 tháng đầu năm nay là thời kỳ khó khăn chưa từng có của ngành HKVN. Tổng thị trường khách chỉ tăng 2,7% so với 15 – 25% những năm gần đây, trong đó khách quốc tế giảm 6,5%. Hiệu quả kinh doanh của các hãng HKVN cũng giảm mạnh do vắng khách trong khi lại phải tăng đầu tư cho tiếp thị, quảng cáo, giảm giá cước… Đây là những nguyên nhân khách quan dẫn đến kết quả SXKD của các hãng HKVN đều sa sút, không đạt kế hoạch đề ra. Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đầu tàu trong vận tải HKVN 6 tháng đầu năm nay dù với mọi nỗ lực hàng không cũng chỉ đạt 36,5% kế hoạch vận chuyển năm với lợi nhuận “bèo” 28 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong tình cảnh khó khăn, ngành hàng không Việt Nam cũng có những niềm “an ủi” mạnh mẽ. Mặc dù thị truờng quốc tế giảm mạnh nhưng 6 tháng đầu năm nay thị trường hàng không nội địa (HKNĐ) vẫn tăng khá ấn tượng: 14,9%. Mặc dù doanh thu các chuyến bay nội địa kém hiệu quả hơn các chuyến bay quốc tế, nhưng các hãng HK, CHK, bảo đảm hoạt động bay, dịch vụ mặt đất, nói chung cả bộ máy sản xuất, kinh doanh của ngành HKVN vẫn có việc làm, vốn đầu tư khổng lồ đỡ bị lãng phí, thu nhập, đời sống cán bộ nhân viên bị giảm sút từ 10 – 15% nhưng vẫn đảm bảo ở mức khá… Đây là kết quả của việc ngành HKVN từ nhiều năm qua đã rất quan tâm phát triển thị trường HKNĐ.

Khoảng 5-7 năm trở lại đây, ngoài xây dựng hiện đại hóa hai cảng HK quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, hầu như toàn cảng mạng CHK, sân bay của Việt Nam được cải tạo, nâng cấp, nhiều sân bay mới được nâng cấp xây dựng đưa vào khai thác: Chu Lai, Cần Thơ, Cam Ranh, Đồng Hới... Đặc biệt, các sân bay ở vùng sâu, vùng xa: Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Vinh được nâng cấp, hiện đại hóa toàn diện. Hiện nay các máy bay tầm trung A320,321 có thể hạ cánh xuống các sân bay này vào ban đêm…

Tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng, từ hàng chục năm qua hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VNA) đã tiên phong, bền bỉ trong việc khai phá, mở mang, nuôi dưỡng thị trường HKNĐ. Tất cả các đường bay đến sân bay địa phương như từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh (TSN) đến Điện Biên Phủ, Cát Bi, Vinh, Phú Bài, Chu Lai, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Nha Trang, Đông Tác, Côn Đảo, Rạch Giá, Quy Nhơn… đã được VNA kiên trì khai thác từ hàng chục năm qua dù ban đầu đều rất thưa khách và lỗ nặng kéo dài. Có những đường bay như Tân Sơn Nhất – Đông Tác trải qua hàng chục năm khai thác nhưng hệ số sử dụng ghế vẫn không vượt qua con số 50% nhưng VNA vẫn không bỏ cuộc. Đường bay Tân Sơn Nhất – Cà Mau, Côn Đảo cả thời gian dài VNA phải bay taxi “nuôi” thị trường bằng máy bay AN38 (25 chỗ) để đến nay trở thành những con đường HK nhộn nhịp với các chuyến bay thường nhật bằng máy bay ATR72 (70 chỗ). Đường bay Hà Nội – Điện Biên Phủ những năm 1994 – 1995 chỉ có 1 – 2 chuyến bay/ tuần với giá rẻ 150.000 – 200.000 đồng mà vẫn vắng khách, nay mỗi ngày VNA khai thác 1 – 2 chuyến ATR72… Những đường bay này chủ yếu phục vụ phát triển KT – XH nhưng khi khủng hoảng, dịch cúm AH1N1 hiện nay cũng như các thời điểm dịch SARS năm 2003, dịch H5N1 làm cho thị trường quốc tế sút giảm thì thị trường nội địa vẫn tăng trưởng hai con số, là “nguồn sữa” cho vận tải HKVN.

Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện những yếu tố cạnh tranh tác động tới thị trường HKNĐ. Đó là nghị định 76 ngày 9/5/2007 của Chính phủ đã có quy định 76 “bên nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ đối với hãng HK, hoặc 49% vốn điều lệ đối với doanh nghiệp kinh doanh HK chung”. Hầu như chưa có quốc gia nào “mở” cho thị trường HKNĐ như thế. Vận tải HK là ngành đặc thù, hãng HK cần số vốn lớn, kỹ năng kinh nghiệm quản lý, trình độ chuyên môn kỹ thuật… cao nên các hãng HK nhỏ của nước nghèo không thể đương đầu với “làng” hàng không thế giới hùng mạnh ngay trong nước mình. Ngay như Hoa Kỳ có ngành vận tải hàng không đứng đầu thế giới với hàng trăm hãng hàng không lớn nhưng qua hàng chục năm thương thảo với liên minh châu Âu (EU) trong thỏa thuận “Bầu trời mở” (Open Sky) đến mãi ngày 30/3/2008 họ mới chỉ cho các hãng hàng không châu Âu (với nhượng bộ cho phép máy bay các hãng hàng không Mỹ bay đến điểm bất kỳ ở châu Âu…) mua tối đa 25% cổ phần của các hãng hàng không Mỹ… để bảo vệ thị trường nội địa của họ.

Trên thị trường HKNĐ Việt Nam hiện nay cũng manh nha hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi VNA phải đảm nhiệm khai thác đến các vùng sâu, vùng xa kém hiệu quả chịu lỗ lớn hàng nhiều năm để phục vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng thì các đồng nghiệp khác lại chỉ chọn khai thác đường bay có khả năng thương mại cao, có lời là không công bằng...

Theo HKVN

1 nhận xét: