Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2009

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất


IATA: SGN - ICAO: VVTS
Tóm tắt
Kiểu sân bay Công cộng
Cơ quan điều hành Cụm cảng hàng không miền Nam
Phục vụ Thành phố Hồ Chí Minh
Độ cao AMSL 33 ft (10 m)
Tọa độ 10°49′08″B, 106°39′07″Đ
Đường băng
Hướng Chiều dài Bề mặt
ft m
07L/25R 10.000 3.048 Bê tông
07R/25L 12.468 3.800 Bê tông
Thống kê năm (2008)
Số lượng hành khách 13.000.000Nguồn:

[1]

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (trước đây được gọi là Phi trường Tân Sơn Nhứt) là cảng hàng không quốc tế ở miền Nam Việt Nam. Hiện nay, đây là sân bay lớn nhất của Việt Nam về mặt diện tích (800 ha/1.977 mẫu Anh so với diện tích 650 ha/1.606 mẫu Anh của Sân bay quốc tế Nội BàiSân bay quốc tế Đà Nẵng.[2][3]) và về mặt công suất nhà ga (với công suất từ 15-17 triệu lượt khách mỗi năm, so với công suất hiện tại của Nội Bài là 6 triệu, Sân bay Đà Nẵng là 2 triệu[3], và cũng là sân bay có lượng khách lớn nhất, năm 2007 đã có 11 triệu lượt khách thông qua, chiếm 55% tổng lượng khách (20 triệu) trong các sân bay Việt Nam.[4][5]. Năm 2008, sân bay này đã phục vụ khoảng 13 triệu lượt khách[1]. Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 8 km về phía bắc ở quận Tân Bình, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam.

Tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Sân bay này thuộc sự quản lý của Cụm cảng hàng không miền Nam (SAA), một cơ quan của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.

  • IATA: SGN (lấy theo Sài Gòn, tên gọi trước đây của Thành phố Hồ Chí Minh)
  • ICAO: VVTS

Lịch sử

Được xây dựng năm 1930 ở làng Tân Sơn Nhất, thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định.

Chào mừng tới Phi trường Tân Sơn Nhứt-1967

Chuyến bay đầu tiên từ Paris đến Sài Gòn ở sân bay Tân Sơn Nhất là vào năm 1933, chuyến bay này kéo dài 18 ngày.

Năm 1938 Pháp cho thành lập Sở Hàng không Dân dụng.

Năm 1956 Mỹ cho xây dựng sân bay rộng hơn, dài hơn 3000 m, bằng bê tông. Trong khi đó sân bay do Pháp xây dựng năm xưa dài hơn 1500 m, bằng đất đỏ.

Trong Chiến tranh Việt Nam, sân bay là căn cứ quân sự quan trọng của Quân đội Hoa Kỳ và của Không lực Việt Nam Cộng hoà. Sau sự kiện 30 tháng 4, sân bay tiếp tục được mở rộng để khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế.

Hoạt động

Hiện có 42 hãng hàng không đang có đường bay đến Tân Sơn Nhất. Hãng Hàng không Northwest Airlines là hãng hàng không mới nhất có đường bay đến Tân Sơn Nhất.

Phí sân bay: 14 Đôla Mỹ (cho các chuyến bay quốc tế, tính từ 15 tháng 4, 2006; trước đó là 12 Đôla Mỹ). Từ tháng 11 năm 2006, phí sân bay đã được tính trong vé máy bay. Hành khách không cần phải mua khi đến sân bay như trước đây.

Hạ tầng kỹ thuật

Sân bay có hai đường băng song song, trong đó đường băng 25R dài 3.048 m rộng 45m, đường băng 25L dài 3.800m rộng 45m, sân bay có thể phục vụ các chuyến bay của nhiều loại máy bay. Nhà ga quốc tế với tám cầu lồng hàng không (bốn cái nhiều hơn ở nhà ga nội địa) thích ứng với cả những loại máy bay thân rộng bay tầm xa như Boeing 747-400; Boeing 777-200/300; Airbus A 340-300/500/600, Boeing 747 và Boeing 767.

Nhà ga

Nhà ga quốc nội Terminal 1

Sau khi khánh thành nhà ga mới, toàn bộ nhà ga quốc tế cũ được chuyển thành nhà ga quốc nội. Nhà ga quốc nội với diện tích là 30.000m2, công suất phục vụ hành khách đi lại tại giờ cao điểm là 2.100 hành khách; số quầy làm thủ tục check-in: 62 quầy; số cửa boarding: 12 cửa; trước mắt khai thác 3 cầu ống dẫn hàng khách 4,5,6; Có 4 máy soi chiếu hành lý xách tay; 4 cổng từ, 10 thiết bị kiểm tra kim loại cầm tay đưa vào sử dụng, có thể phục vụ tối đa 6 triệu khách mỗi năm.

Lúc 3:00 sáng ngày 27 tháng 10 năm 2008, nhà ga quốc nội đã cháy lớn, số lượng xe cứu hỏa được huy động dập lửa lên đến 40 xe. Đến 6:30 sáng cùng ngày, đám cháy mới được dập tắt[6]. Theo kết quả điều tra nguyên nhân vụ cháy là do chập điện, không có thiệt hại về người nhưng thiệt hại về tài sản là khá nặng [7]. Sự việc khiến nhà ga quốc nội phải ngưng hoạt động từ ngày 27/10/2008 để sửa chữa và đưa vào hoạt động trở lại 1 phần vào ngày 3/11/2008, các dịch vụ khác tại nhà ga quốc nội vẫn tiếp tục được sửa chữa [8]

Nhà ga quốc tế mới Terminal 2

Nhà ga quốc tế mới có công suất tối đa: 15-17 triệu hành khách/năm với tổng dự toán: 260 triệu USD từ vốn ODA Chính phủ Nhật Bản. Tổng thầu thi công là Tổ hợp Liên danh 4 nhà thầu Nhật Bản (KTOM). Nhà ga có diện tích nhà ga: 93.000 m², trong đó diện tích đường và sân đậu ôtô: 78.000 m², diện tích đường tầng: 10.540 m², diện tích đường công vụ: 13.000 m². Nhà ga được trang bị: 8 lồng đôi dẫn khách cho máy bay cỡ lớn, 6 băng chuyền hành lý, 8 băng tải cho người đi bộ, hệ thống thông báo bay, 18 thang máy và 20 thang cuốn, 43 máy soi chiếu, 10 cổng từ: 20 cổng ra máy bay, có thể đáp ứng cùng 1 lúc 20 chuyến bay vào giờ cao điểm. Công trình nhà ga quốc tế mới đã được đưa vào sử dụng lúc 12h20 ngày 14 tháng 8 năm 2007 với chuyến bay số hiệu TR 328 của hãng Tiger Airways. Nhà ga này đã phục vụ thử một số hãng quốc tế và sau đó đã được chính thức đưa vào sử dụng chính thức kể từ ngày 2 tháng 9 năm 2007 [9][10] Đến năm 2010, dự kiến sân bay này đạt công suất phục vụ theo thiết kế (15-17 triệu khách/năm) [4].

Tương lai

Năm 2010

Năm 2007, nhà ga đã phục vụ 11 triệu lượt khách, chiếm 55% tổng lượng khách (20 triệu) trong các sân bay Việt Nam.[4][11] Sân bay Tân Sơn Nhất chiếm khoảng 2/3 lượng khách quốc tế đi bằng đường hàng không ở Việt Nam.[12] Do đó sân bay đang chuẩn bị được mở rộng thêm 30 ha chỗ đỗ máy bay để đảm bảo phục vụ lượng khách thông qua từ 15-17 triệu khách năm 2010[4]. Ngoài ra theo quy hoạch mới nhất (5/2009),sân bay sẽ xây dựng nhà ga hàng hóa mới với công suất lớn hơn và hiện đại hơn, cũng trong quy hoạch này, sân bay sẽ khởi công xây dựng đài kiểm soát không lưu mới [13]

Theo dự kiến điều chỉnh quy hoạch mới nhất của Bộ Giao thông vận tải, tới năm 2015, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ đáp ứng được 23,5 triệu lượt khách và hơn 600 ngàn tấn hàng hóa thông qua mỗi năm[1].

Sau năm 2010

Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ trở thành sân bay nội địa vì sẽ có 1 sân bay mới thay thế sân bay này, hiện nay đang được xây dựng: Sân bay Quốc tế Long Thành.

Các hãng hàng không và các điểm đến

Terminal 1 - Nội địa

Airlines ↓ Destinations
Indochina Airlines Da Nang, Hai Phong, Hanoi
Jetstar Pacific Airlines Da Nang, Hai Phong, Hue, Hanoi, Vinh
Vietnam Airlines Buon Ma Thuot, Da Lat, Da Nang, Dong Hoi,Hai Phong, Hanoi, Hue, Nha Trang, Phu Quoc, Pleiku, Qui Nhon, Rach Gia, Vinh
Vietnam Air Service Company (VASCO) Ca Mau, Chu Lai, Con Dao, Tuy Hoa


Terminal 2 - Quốc tế

Airlines ↓ Destinations
AirAsia Kuala Lumpur
Air China Beijing-Capital, Nanning
Air France Bangkok-Suvarnabhumi, Paris-Charles de Gaulle
All Nippon Airways Tokyo-Narita
Asiana Airlines Seoul-Incheon
Bangkok Airways Bangkok-Suvarnabhumi
Cathay Pacific Hong Kong
Cebu Pacific Manila
China Airlines Taipei-Taiwan-Taoyuan
China Southern Airlines Guangzhou
EVA Air Taipei-Taiwan-Taoyuan
Garuda Indonesia Jakarta, Singapore
Japan Airlines Tokyo-Narita
Jetstar Airways Darwin, Sydney
Jetstar Asia Airways Singapore
Jetstar Pacific Airlines Bangkok-Suvarnabhumi
Korean Air Seoul-Incheon
Lion Air Jakarta, Singapore
Lufthansa Bangkok-Suvarnabhumi, Frankfurt
Malaysia Airlines Kuala Lumpur
Mandarin Airlines Taichung
Northwest Airlines Tokyo-Narita
Philippine Airlines Manila
Qatar Airways Doha
Royal Brunei Airlines Bandar Seri Begawan
Royal Khmer Airlines Siem Reap
Shanghai Airlines Shanghai-Pudong
Shenzhen Airlines Shenzhen
Singapore Airlines Singapore
Thai Airways International Bangkok-Suvarnabhumi
Thai AirAsia Bangkok-Suvarnabhumi
Tiger Airways Singapore
Uni Air Kaohsiung
United Airlines Hong Kong, San Francisco
Vietnam Airlines Bangkok-Suvarnabhumi, Beijing-Capital, Busan, Frankfurt, Fukuoka, Guangzhou, Hong Kong, Kaohsiung, Kuala Lumpur, Melbourne, Moscow-Domodedovo, Nagoya-Centrair, Osaka-Kansai, Paris-Charles de Gaulle, Phnom Penh, Seoul-Incheon, Siem Reap, Singapore, Sydney, Taipei-Taoyuan, Tokyo-Narita, Vientiane

1 nhận xét: